Bánh tét có nhân chữ bên trong là một nghệ thuật đạt tới một trình độ văn hóa rất cao mà không phải ai cũng làm được. Ngoài cái tài khéo của người làm bánh, người được tặng bánh còn nhận được cả một giá trị văn hóa ở những lời chúc mừng.
Bánh Tét được coi như bánh Tổ của người dân phương Nam mỗi khi Tết đến xuân về, là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết. Dù gia đình có khó khăn, vất vả đến đâu thì cũng không thể thiếu cặp bánh tét để cúng tổ tiên và biếu họ hàng. Đó trở thành phong tục, một nét văn hóa đặc trưng ăn sâu vào tiềm thức của người dân phương Nam. Gửi đến lời chúc năm mới nhiều tài lộc, phú quý an khang, xin giới thiệu đến các bạn bánh tét chữ nổi tiếng của Bến Tre. Với sự độc đáo, tinh tế trong từng đòn bánh, mỗi khoanh bánh tét là một chữ cái riêng, một cặp bánh tét là một bộ chữ chúc Xuân và là món quà đầy ý nghĩa để bạn gửi tới những người thân yêu và dâng cúng trong ngày Tết.
Ở Nam bộ có nhiều loại bánh tét, như vùng Bình Dương, Tây Ninh có bánh tét trộn đậu phộng luộc; Đồng Nai có bánh tét hột điều; Sóc Trăng có bánh tét cốm dẹp; Tiền Giang có bánh tét nếp than; Sài Gòn có bánh tét nhân thập cẩm (ngoài đậu xanh còn có trứng, tôm khô, lạp xưởng, hột sen…); Và ở Bến Tre, những người phụ nữ xứ dừa đã vận dụng một cách tinh tế, khéo léo những sản vật, nguyên liệu sẵn có để chế biến thành những món ăn độc đáo, mang hương vị riêng, trở thành đặc sản của quê dừa. Bánh tét Bến Tre có đặc điểm gạo nếp thường được xào nước cốt dừa, béo ngậy và thơm lừng. Với sự tài hoa, người dân Bến Tre đã thổi hồn vào từng đòn bánh tạo nên một loại bánh vô cùng độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc : Bánh tét biết nói”
Bánh tét chữ
Độc chiêu của bánh tét chữ là nghệ thuật làm nhân bánh. Khi cắt bánh từng khoanh xếp liền kề nhau, nhân bánh sẽ hiện thành chữ Phước, Lộc, Thọ, chữ Vạn, chữ May hay chữ Phúc ở giữa. Ngoài tay nghề khéo léo, người làm bánh còn gửi gắm tình cảm và cả giá trị tinh thần trong lời chúc mừng đến người ăn bánh.
Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp cũng là một nghệ sĩ. Mỗi công đoạn làm bánh đều mang một giá trị nghệ thuật và thể hiện sự tài hoa của người làm bánh.
Sau khi xếp lá chuối, nấu đậu xanh để khắc chữ, dì Hai chuẩn bị phần vỏ bánh: xay lá dứa, nấu lá cẩm lấy nước nhuộm màu nếp. Nhuộm màu xong, nếp được đem đi xào với nước cốt dừa. Hương nếp, hương dừa hòa với hương dứa, hương lá cẩm làm thơm phức cả gian bếp. Đậu xanh nấu chín được tán nhuyễn mịn, nén chặt và cắt thành các chữ cái. Khó nhất là công đoạn đưa chữ vào ruột bánh. Nếu làm không khéo chữ sẽ bị vỡ hoặc nếp sẽ "ăn" mất con chữ. Bánh tét có nhân chữ nên thường "quá khổ" so với bánh tét thường, phải nấu thật lâu mới chín.
Dì Hai kể: "Hồi nhỏ còn chưa biết chữ dì đã biết gói bánh tét, nay đã theo nghề được 60 năm rồi. Làm bánh tét chữ cần sự khéo léo, cần mẫn hơn rất nhiều so với làm bánh tét thường. Thời gian làm hai đòn bánh tét chữ dì có thể gói được hơn mấy chục đòn bánh tét thường. Cũng có nhiều người đến xin học, nhưng thiếu kiên trì, nên không làm được, hoặc mẫu mã không đẹp do nhân bánh không chắc, bị vỡ, con chữ thế là nát hết. Dì sẽ tìm người thích hợp để chỉ dẫn, phát huy giá trị văn hóa này ở Nam bộ nói chung và xứ dừa nói riêng".
Bánh tét chữ Bến Tre - Bánh tét chữ biết nói
Lần đầu tiên xuất hiện tại Lễ hội Dừa Bến Tre năm 2009, "Bánh tét biết nói" này đã khiến mọi người ngạc nhiên khi ghép các khoanh bánh lại với nhau làm thành dòng chữ "Bến Tre Đồng Khởi 17 - 1". Đoạt giải nhất trong phần thi ẩm thực, kể từ đó bánh tét nhân chữ của dì Hai Hải (xã Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre) trở nên nổi tiếng.
Một loại bánh độc đáo và mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếc rằng truyền thống văn hóa này có nguy cơ bị quên lãng vì không còn mấy người biết cách làm loại bánh này. Thiết nghĩ chúng ta cần có biện pháp để giữ gìn cách làm này vì nó là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của Nam bộ nói chung và xứ dừa nói riêng.
Bánh tét chữ tại KhuonLamBanh.com do chính tay dì Hai Hải (người đoạt giải nhất tại phần thi ẩm thực tại Lễ hội dừa Bến Tre 2009 và là người góp phần đưa loại bánh độc đáo này vươn xa ra mọi miền đất nước) làm. Bánh có dạng hình trụ, trọng lượng 1.2kg. Bánh được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên: lá cẩm, nước cốt dừa, đậu xanh, nếp gói trong lá chuối. Vì có nước cốt dừa, bánh để được 3 ngày. Để để được lâu từ 7-10 ngày, bạn phải để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng đem ra hấp lại. Đặt chữ theo yêu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp!
Hotline: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh)
Email: khuonlambanh@gmail.com
Website: www.KhuonLamBanh.com
Chúc các Bạn ngon miệng với món bánh tét nhé !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét