Bánh tét lá cẩm là loại bánh truyền thống của người miền Nam thường được làm trong các dịp lễ Tết. Xuất xứ Cần Thơ.
Bánh tét lá cẩm là món ăn truyền thống vào dịp tết Nguyên Đán, nhưng mỗi miền đất nước có cách biến tấu về bánh tét riêng, phù hợp với thổ nhưỡng từng nơi. Điểm khác biệt làm nên đặc trưng chiếc bánh tét từng vùng miền chính là nguyên liệu. Đối với miền nam, nguyên liệu chính là thịt ba rọi, đậu xanh để làm nên chiếc bánh tét không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền.
Còn đối với miền Tây, nguồn nguyên liệu phong phú đã tạo nên nhiều loại bánh tét như bánh tét đậu xanh, bánh tét nhân chuối, bánh tét khua ốc, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh tét lá cẩm, bánh tét lá cẩm nhân hột vịt muối, thịt ba rọi…
Bánh tét truyền thống gồm vài nguyên vật liệu: lá chuối, dây lát, nếp, đậu xanh cà và mỡ heo. Tuy nhiên, từ gần nửa thế kỷ nay, bánh tét truyền thống đã được hóa thân thành một món ăn hấp dẫn, với màu sắc và nhân bánh được cách tân một cách “điệu đà”.
Nổi bật nhất của sự cách tân đó là bánh tét lá cẩm Cần Thơ. |
Đây là loại bánh tét đặc biệt vì được sử dụng nếp mù e dẻo tròn, còn lá cẩm thì được nấu lấy nước. Nếp sau khi rửa để ráo thì đem xào với nước cốt dừa, dằn thêm tí muối, sau đó tiếp tục xào nếp với lá cẩm. Sau khi được nấu chính, nếp có màu tím quyến rũ, trông bắt mắt và ít đơn điệu hơn so với các loại bánh tét thường thấy. Nhân cũng rất đa dạng, có thể chọn loại nhân ngọt như đậu xanh, chuối, mặn thì có thịt ba rọi, hột vịt muối
Bánh tét lá cẩm hột vịt muối này được làm theo một công thức nghiêm ngặt, nên giá trị từng đòn khiến bất cứ khách hàng nào cũng hài lòng khi có dịp thưởng thức. Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp. Để có những hột nếp ngon, phải là nếp không lộn gạo. Lá cẩm tươi, rửa sạch, nấu, lược lấy nước làm màu bánh. Đậu xanh ngâm, nấu nhừ. Nước cốt dừa nạo...
Cho gạo trộn nước lá cẩm và nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường, xào trên bếp lửa, khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, vừa chín khoảng 30%. Xào là khâu quan trọng. Xào dư nước, bánh nhão, bời rời, chèm nhẹp. Để có bánh ngon phải buộc bánh bằng dây nylon. Xưa kia, theo truyền thống, bánh tét phải cột bằng dây lát. So với dây lát, dây nylon có ưu điểm là chắc, buộc lẹ, năng suất cao. Bánh tét phải nấu bằng củi, khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ.
Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch có chút thịt chín trong và trứng muối vàng ươm…sự hài hòa màu sắc làm tăng độ hấp dẫn của bánh. Khi thưởng thức từng miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi…khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của nó.
Khi cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt màu của nếp, bên trong là thịt, tròng đỏ hột vịt muối, mỡ và đậu tỏa mùi thơm.
Để có miếng bánh ngon, khi gói bánh phải thật khéo tay, không nên siết chặt dây, nhưng cũng không buộc quá lỏng.Bánh tét lá cẩm khi cắt ra bày lên dĩa là một "bảng màu" hấp dẫn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu
Bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ gói dẻ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi.
Bánh tét lá cẩm được xem là đỉnh cao trong nghệ thuật làm bánh tét của người Cần Thơ. Đặt mua khuôn gói bánh tét ngay để chiêu đãi cả gia đình món bánh tét lá cẩm vô cùng độc đáo, đẹp mắt và hấp dẫn này nhé!
Liên hệ mua hàng:
- Khuôn Làm Bánh Hòa Anh
- Hotline: 0913 956 799 (Ms Anh)
- Email: khuonlambanh@gmail.com
- Website: www.KhuonLamBanh.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét